Không mái che,ánhănsángrẻnhấtquậnmónthahồlựachọtỷ giá aud không bàn ăn, gánh hàng của bà Quý nằm nép mình trên con đường Mạc Đĩnh Chi (Q.1). Tuy chỉ là một gánh hàng rong nhỏ nhưng khách luôn đứng vây kín chờ mua, có hôm mới 9 giờ đã hết sạch.
Nói 20.000 nhưng khách... không tin
Gánh hàng ăn này thường được gọi với cái tên thân thương "ăn sáng Sơn Quý". Bà Quý chuyên bán các món xào như mì, nui, bún gạo, bánh ướt với mức giá rất rẻ. So với mặt bằng chung ở trung tâm, đây là mức giá quá bình dân.
Nhiều người sẵn sàng xếp hàng cả chục phút để mua được một phần mì xào thập cẩm. Ăn kèm có đậu hũ, hoành thánh chiên, chả giò chiên, chả lụa... phần 20.000 đồng đầy ắp khiến nhiều khách "tưởng nghe nhầm giá".
Lân la hỏi chuyện, được biết chị Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (27 tuổi, Q.3) đã ăn sáng ở đây từ thời sinh viên. Bà Quý bán vừa rẻ vừa ngon, nước tương tự nấu ăn siêu "cuốn" nên chị Ngọc ít khi cảm thấy ngán.
"Ở trung tâm thành phố, hiếm mà mua được chỗ rẻ thế này! Mua một phần mà tôi ăn mãi không hết, có khi phải gói lại mang đến công ty ăn tiếp. Chỗ cô thì không có bàn, chỉ có mấy cái ghế ngồi ăn nhưng tôi với mấy đứa bạn thích lắm, đúng kiểu ăn sáng Sài Gòn" chị Ngọc chia sẻ.
Gánh ăn sáng này là kế sinh nhai của vợ chồng bà Quý. Hai vợ chồng đầu tắt mặt tối, thức dậy từ lúc 1 giờ sáng để chuẩn bị nguyên liệu cho kịp giờ dọn hàng. Hai ông bà chỉ có một đứa con trai, họ chia sẻ mấy năm qua không lên giá vì khách ở đây chủ yếu là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng. Vợ chồng bà xem họ như con, ăn no và ăn chất lượng là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
"Lời ít cũng được, miễn khách vui!"
Mỗi sáng, bà Quý bán khoảng vài trăm phần, sức hấp dẫn của gánh hàng ăn sáng này chính là dàn nguyên liệu ăn kèm đa dạng. Tất cả được bày biện trong từng chiếc thau inox sạch sẽ, gọn gàng,… Đa số đều do chính tay bà Quý làm, bà cho biết thay vì nhập hàng có sẵn, bà tự làm để có thể bán giá "nhẹ hơn".
Những lúc có người bán vé số, khuyết tật ghé mua, vợ chồng bà Quý gửi tặng luôn hoặc chỉ lấy 5.000 đồng để họ bớt ái ngại. Với mức giá "hạt dẻ" đó, bà lấy số lượng làm lời, "bán vì đam mê".
Bà Quý tâm sự: "Tôi bán đây lời ít nhưng chủ yếu thấy khách ăn ngon, vui vẻ là tôi vui rồi. Khách của tôi nói chung cũng không phải người có điều kiện, mấy đứa nhỏ có lại ăn, tôi thêm miếng đậu hũ hay lá hoành thánh, cho tụi nó ăn no còn học đến chiều".
Tôi và bạn đi cùng gọi một phần miến xào và bánh ướt. Sợi miến giữ được độ dai, hoành thánh và chả giò chiên không bị ngập dầu. Đặc biệt, nước tương do bà Quý pha mặn ngọt vừa phải, cho thêm xíu ớt là hương vị khác liền. Hai ông bà tần tảo buôn bán để lo cho cậu con trai duy nhất được học hành tới nơi tới chốn. Quán còn là một phần kí ức của nhiều thực khách, là nét đẹp của đường phố Sài Gòn.
Vợ chồng bà Quý cũng cho biết thêm, hai ông bà sẽ tiếp tục bán cho đến khi không còn đủ sức. Nếu con cái trưởng thành rồi thì xem như là niềm vui tuổi xế chiều của hai ông bà. Dù cực nhọc vì phải thức sớm để chuẩn bị nhưng khi dọn hàng ra, nụ cười lại nở trên môi của bà Quý, ông Sơn.